Danh mục: Kiến thức BDS

Kiến thức

  • Định nghĩa Chung cư là gì

    Nhà chung cư là gì?
    Căn cứ quy định tại Luật Nhà ở 2014 thì có thể hiểu nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

    Một số quy định cần biết về nhà chung cư

    Một số quy định cần biết về nhà chung cư (Hình từ internet)

    Quy định phân hạng nhà chung cư
    Căn cứ quy định tại Điều 98 Luật Nhà ở 2014 và Thông tư 31/2016/TT-BXD thì nhà chung cư được phân thành nhiều hạng khác nhau để xác định giá trị của nhà chung cư khi thực hiện quản lý hoặc giao dịch trên thị trường.

    Việc phân hạng và công nhận hạng được thực hiện đối với từng tòa nhà chung cư và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

    – Có đề nghị của tổ chức, cá nhân theo quy định;

    – Nhà chung cư được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; theo đúng Giấy phép xây dựng được cấp (đối với trường hợp yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng);

    – Nhà chung cư phải đảm bảo tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác có liên quan;

    – Nhà chung cư đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan, đã được bàn giao đưa vào sử dụng và không vi phạm các quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị công nhận hạng;

    – Nhà chung cư phải không thuộc diện bị phá dỡ, không thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Nhà chung cư được phân thành 03 hạng như sau:

    (1) Hạng A: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng nêu trên, đồng thời phải đạt tối thiểu 18 trên tổng số 20 tiêu chí theo hướng dẫn tại phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 31/2016/TT-BXD.

    (2) Hạng B: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng nêu trên, đồng thời phải đạt tối thiểu 18 trên tổng số 20 tiêu chí theo hướng dẫn tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 31/2016/TT-BXD.

    (3) Hạng C: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng nêu trên nhưng không đạt đủ tiêu chí để công nhận hạng A và hạng B theo quy định nêu trên.
    Việc phân hạng nhà chung cư được xác định trên cơ sở 04 nhóm tiêu chí sau đây:

    – Nhóm tiêu chí về quy hoạch – kiến trúc.

    – Nhóm tiêu chí về hệ thống, thiết bị kỹ thuật.

    – Nhóm tiêu chí về dịch vụ, hạ tầng xã hội.

    – Nhóm tiêu chí về chất lượng, quản lý, vận hành.

    Quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư
    Căn cứ Điều 99 Luật Nhà ở 2014 thì thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kiểm định chất lượng nhà ở.

    Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy định sau đây:

    – Trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 110 Luật Nhà ở 2014;

    – Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở; nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

    Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy định sau đây:

    + Trường hợp khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới theo quy định;

    + Trường hợp khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt;

    + Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ hoặc không bàn giao nhà ở thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà ở;

    + Việc giải quyết chỗ ở cho các chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định tại Điều 116 Luật Nhà ở 2014.

    Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó; trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụng đất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư
    Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích bên trong căn hộ hoặc bên trong phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ hoặc trong phần diện tích khác của chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

    Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:

    – Phần diện tích bên trong căn hộ bao gồm cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó;

    – Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà chung cư;

    – Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng.

    Phần sở hữu chung của nhà chung cư
    Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

    Phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm:

    – Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng; nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư;

    – Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư bao gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư;

    – Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt;

    – Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung dự án đã được duyệt bao gồm sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt.

  • Thước lỗ ban là gì? Các loại thước Lỗ Ban phổ biến

    Thước Lỗ Ban là thước được sử dụng để đo đạc trong xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) và Âm Trạch (mộ phần), trên thước Lỗ Ban có chia kích thước thông thường ứng với các cung tốt, xấu tương ứng trong thước Lỗ Ban giúp người sử dụng biết kích thước đẹp (ứng vào cung đỏ) nên dùng khi nào, kích thước xấu (ứng vào cung đen) và tại sao phải tránh.
    Thước Lỗ Ban là thước được lấy theo tên riêng “Lỗ Ban” người được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng của nước Lỗ sống vào thời Xuân Thu (770-476 Trước Công Nguyên). Tên ông là Ban, họ là Công Thâu (hay cũng được đọc là Công Du). Lỗ Ban còn có nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.

    Trên tất cả các loại Thước Lỗ Ban đều có nguyên lý giống nhau là: Thước được phân chia thành các Cung lớn (tốt hoặc xấu), trong mỗi Cung lớn này lại chia thành các cung nhỏ thể hiện chi tiết tốt hoặc xấu về việc gì. Màu đỏ trên thước Lỗ ban biểu thị cho các cung tốt nên dùng, màu đen biểu thị cho các cung xấu nên tránh.

    Thước Lỗ Ban ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong kiến trúc xây dựng và nội thất, là yếu tố được coi là một phần của khoa học phong thủy. Kích thước hợp phong thủy là vấn đề được quan tâm thứ 3 trong các vấn đề về phong thủy, chỉ sau hai yếu tố Nhất vị, Nhị Hướng.

    CÁC LOẠI THƯỚC LỖ BAN

    Có 3 loại Thước Lỗ Ban phổ biến:
    Thước Lỗ Ban 52cm: Dùng cho Dương Trạch đo thông thủy.[*]
    Thước Lỗ Ban 42,9cm: Dùng cho Dương Trạch đo khoảng đặc.[**]
    Thước Lỗ Ban 39cm: Dùng cho Âm Trạch & Đồ thờ, cúng.
    Hiện tại thước lỗ ban 42,9cm và 39cm được tích hợp trên thước cuộn (rút) bằng sắt được bán rộng rãi trên thị trường, thước 52cm không sản xuất, chỉ có thể tra cứu trên phần mềm hoặc nhờ các thầy phong thủy tra cứu giúp.
    Chiều dài chính xác của thước Lỗ Ban này là 520mm, được chia làm 8 cung lớn theo thứ tự từ trái sang phải: QUÝ NHÂN, HIỂM HỌA, THIÊN TAI, THIÊN TÀI, NHÂN LỘC, CÔ ĐỘC, THIÊN TẶC, TỂ TƯỚNG. Mỗi Cung lớn dài 65mm, mỗi Cung lớn lại được chia ra làm 5 Cung nhỏ, mỗi Cung nhỏ dài 13mm.

    CÁCH SỬ DỤNG THƯỚC LỖ BAN

    Mỗi loại Thước Lỗ Ban được dùng để đo các phần khác nhau trong một công trình, Chủ đầu tư cũng như Kiến trúc sư cần nắm rõ ý nghĩa và cách sử dụng từng thước để có thể chọn được kích thước đẹp, hợp phong thủy và đúng mục đích mong muốn, để sử dụng trong quá trình thiết kế nhà và thi công xây dựng.

    Nếu bạn không hiểu rõ cách sử dụng từng thước Lỗ Ban: bạn có thể sử dụng khẩu quyết “Đen bỏ, Đỏ dùng” để chọn những kích thước đỏ. Với sự kết hợp đồng thời của 2 loại thước trên cùng một thước (thước cuộn sắt) hay 3 loại thước trên cùng một thước (dùng phần mềm) thì khẩu quyết là “2 đen thì bỏ, 2 đỏ thì dùng”, “3 đen thì bỏ, 3 đỏ thì dùng” (với các kích thước tra cung trên cả 3 thước rơi vào đen hoặc đỏ). Cách chọn kích thước kiểu chung chung này chỉ tương đối (không phải cung xấu hoặc ít xấu, vì có những cung đỏ nhưng cũng không nên dùng ở 1 số vị trí), vì ứng dụng sâu xa của Thước Lỗ Ban là có thể chọn kích thước phù hợp với đúng mục đích mong muốn của gia chủ.
    ách sử dụng thước lỗ ban đúng cánh:

    Thước Lỗ Ban 52cm: dùng để đo khối rỗng, các khoảng thông thủy hay còn gọi là “lọt sáng”, “lọt lòng”, “lọt gió” trong nhà như: ô cửa sổ, ô thoáng, cửa chính, cửa sổ, giếng trời…
    Thước Lỗ Ban 42,9cm: dùng để đo khối đặc, các chi tiết xây dựng cũng như đồ nội thất trong nhà như: kích thước phủ bì khối nhà, bệ, bếp, bậc, giường, tủ…
    Thước Lỗ Ban 39cm: dùng để đo phần âm trạch như: mộ phần, mồ mả, bàn thờ, tiểu quách…
    Khi bạn mong muốn một điều gì tốt đẹp đó đến với mình và gia đình, bạn cần sử dụng các kích thước ứng với Cung có ý nghĩa đó.
    Ví dụ về cách chọn cung khi sử dụng Thước Lỗ Ban:
    Mong muốn về đường con cái, sử dụng các Cung như Thêm Đinh, Quý tử hoặc các Cung nhỏ trong Cung lớn Đinh…
    Mong muốn về tiền tài sử dụng các Cung như Tài Lộc, Hưng Vượng…
    Mong muốn về đường Quan chức (làm trong môi trường Quan chức, Công danh, Khoa cử) sử dụng các Cung liên quan đến Cung Quan…như Thuận Khoa (thuận lợi đường công danh, học hành, thi cử) hay các Cung Hoành Tài, Phú Quý…
    Mong muốn về cuộc sống An lành, Hưng vượng thì sử dụng các cung như Lục hợp
    Phú quý, Hưng vượng, Thêm phúc…

     

  • Quy hoạch treo là gì? và những thông tin liên quan

    Quy hoạch treo là gì và những thông tin liên quan. Đất thuộc quy hoạch treo là việc xảy ra phổ biến và nhiều người dân không muốn đất mình thuộc quy hoạch, quy hoạch treo. Vậy, quy hoạch treo là gì và được làm gì khi có đất thuộc quy hoạch treo? Quy hoạch treo là một trong những vấn đề cấp thiết còn tồn tại trong nhiều năm nay. Vậy quy hoạch treo là gì?

    Quy hoạch treo là gì?

    Quy hoạch treo hiện tại chưa được định nghĩa trong bất kỳ văn bản quy phạm nào. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu quy hoạch treo là tình trạng của các dự án, công trình được nhà nước cấp phép xây dựng nhưng không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng với tiến độ ghi trong giấy tờ.
    Các dự án treo này gây tác động không nhỏ tới sự hình thành của đô thị, gây cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Không những thế, nó còn gây lãng phí tài nguyên đất, làm mất mỹ quan đô thị, cuộc sống của người dân bị đảo lộn bởi những công trình đào xới vô tội vạ.

    Nguyên nhân dẫn đến quy hoạch treo

    Tình trạng quy hoạch treo xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình một số nguyên nhân chính của quy hoạch treo có thể kể đến đó là:

    • Đội ngũ cán bộ quy hoạch chưa đủ năng lực: một phần cũng do đội ngũ có nhiệm vụ quy hoạch, tư vấn quy hoạch chưa đủ năng lực và số lượng nên chất lượng công việc quy hoạch sử dụng đất dẫn đến các dự án không đảm bảo phù hợp với thực tế kinh tế – xã hội, định hướng phát triển lâu dài.
    • Các dự án quy hoạch treo do không tính toán toàn diện: có nhiều yếu tố tác động đến dự án treo nhưng điều này lại không được trù bị chính xác, đầy đủ các yếu tố tác động đến như: nguồn tài chính, biến động kinh tế, xã hội vấn đề môi trường, giao thông, định hướng,… nên bộc lộ các bất cập và dù điều chỉnh nhiều lần gây tốn kém mà vẫn không thể thực thi.
    • Triển khai không đồng bộ: tình trạng này dễ thấy xây dựng nhà ở trước nhưng đường, điện, trường trạm thiếu, vì thế nên gây khó khăn trong việc khai thác, vận hành, hoàn thiện.
    • Tiến độ triển khai không đảm bảo kế hoạch: điều này gây ra lãng phí và tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân trong khu vực và cả người mua đất quy hoạch treo, mua nhà dự án, mua nhà quy hoạch treo.
    • Quản lý quy hoạch sau phê duyệt yếu kém: việc quản lý yếu kém khiến dẫn đến tình trạng đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng trái phép, dân lấn chiếu, tăng chi phí bồi thường nên sau thời gian nhà đầu tư không còn khả năng thực hiện hoặc lo ngại cho dự án không được sự quan tâm đúng mức dẫn đến dừng và bị treo dự án. Thêm vào đó năng lực và trách nhiệm yếu nên thường xảy ra tình trạng cố tình tránh các vấn đề phát sinh trong quản lý, gây ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của người dân.
    • Quy hoạch chồng chéo không thống nhất nên không thể thực hiện.
    • Không đảm bảo đủ và sử dụng đúng nguồn tài chính để lập quy hoạch.
    • Không đảm bảo dung hòa lợi ích giữa người dân và chính quyền, nhà đầu tư nên khó khăn khi thực hiện dự án.
    • Nhìn chung nguyên nhân của quy hoạch treo vẫn chủ yếu xuất pháp từ chính kế hoạch quy hoạch của chính quyền, không rõ ràng về trách nhiệm giữa chính quyền và nhà đầu tư.
    • Quy hoạch treo do trục lợi.

    Giải pháp khắc phục quy hoạch treo

    Quy hoạch treo những nỗi ám ảnh khó thể xóa bỏ triệt để. Tuy nhiên, khó nhưng vẫn phải làm bởi điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân và phát triển kinh tế – xã hội. Dưới đây là một số giải pháp khắc phục quy hoạch treo:

    • Rà soát kỹ lưỡng lại thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã công bố để nắm rõ được tình hình từng quy hoạch giảm thiểu các dự án treo cũng như có các cách xử lý, xóa bỏ quy hoạch treo sớm nhất, hạn chế thiệt hại cho người dân và sử dụng tốt nguồn tài nguyên đất,…
    • Các quy hoạch có thể thực hiện sớm thì tập trung để thực hiện ngay.
    • Các quy hoạch chưa có khả năng thực hiện ngay thì điều chỉnh thời gian thực hiện quy hoạch phù hợp.
    • Các quy hoạch không hợp lý, không khả thi thì cần xóa bỏ.
    • Kiên quyết xóa quy hoạch treo bằng cách ra quyết định thu hồi xóa bỏ quy hoạch treo mà chủ đầu tư không có khả năng thực hiện để giao lại đất cho tổ chức cá nhân khách có năng lực thực hiện dự án.
    • Cách khắc phục quy hoạch treo: Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc điều chỉnh, hủy bỏ quy hoạch treo, quy định về xóa quy hoạch treo cụ thể.
    • Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về quản lý đất đai, về giá đất, về vận dụng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
    • Đôn đốc việc sử dụng đất của các chủ đầu tư, yêu cầu đẩy đúng và nhanh tiến độ trong các hợp đồng xây dựng để đảm bảo không chậm tiến độ, tránh dự án treo.
    • Thực hiện đúng chính sách bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất giúp giải phóng mặt bằng nhanh, tăng khả năng thực thi dự án, tránh tạo quy hoạch treo.
    • Đẩy mạnh nghiên cứu và tăng cường nghiệp vụ trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.
    • Kiểm tra sát vấn đề lập thẩm định, xét duyệt và công bố quy hoạch.
    • Xử lý nghiêm vi phạm liên quan đến quy hoạch đất đai.

    Đây là những thông tin về quy hoạch là gì, phân tích nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng dự án, quy hoạch treo gia tăng cùng một số giải pháp xóa bỏ dự án treo. Haianhland mong rằng bạn đã có những thông tin bổ ích và cần thiết thông qua bài viết trên.

  • Nhà Hướng Tây Nam Và Những Điều Cần Phải Biết

    Nhà Hướng Tây Nam Và Những Điều Cần Phải Biết

    Nhà Hướng Tây Nam Và Những Điều Cần Phải Biết
    Bạn đang có ý định xây nhà hoặc mua nhà? Bạn quan tâm đến vấn đề phong thủy và muốn tìm hiểu xem nên xây nhà hướng Tây Nam không? Vậy sau đây, xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nghe chúng tôi giải thích về phong thủy nhà hướng Tây Nam tốt hay xấu!

    Giải thích phong thủy nhà hướng Tây Nam tốt hay xấu?

    Nhà tọa lạc hướng Đông Bắc và Tây Nam là hướng nhà vượng khí, đề cao tính hào phú, được đánh giá là rất tốt trong phong thủy nhà ở. Nhà này nếu có thêm hồ nước, bể bơi thì lại càng tốt vì có yếu tố Thủy rất hợp với nhà hướng Tây Nam. Vượng khí gặp tài khí, cuộc sống nhất định sẽ sung túc, đủ đầy.

    Nhà hướng Tây Nam nhưng điều cần biết
    Nhà hướng Tây Nam nhưng điều cần biết

    Người sống trong căn nhà tọa lạc hướng Tây Nam có thể phát tài, được trời phú và thịnh vượng. Long gặp Thủy thì dừng, Thủy gặp long thì dừng có thể nhận thấy tọa vượng hướng suy sẽ ra phú hào nên tọa hướng Tây Nam suy trong bát trong vận này là thu nhập ngày càng vào, tiền tài vào như nước.
    Tuy nhiên nhận định trên có thể thay đổi theo từng đại vận nên chủ nhà cần chú trọng và theo dõi sự thay đổi vận trình để có cái nhìn chính xác, tránh những rủi ro không đáng có. Muốn biết nhà hướng Tây Nam có thật sự tốt hay không thì xem kỹ từng thời kỳ, không có hướng xấu mãi.

    Nhà Hướng Tây Nam giữa vượng và suy

    Hướng Tây Nam theo bát quái là cung Khôn, là đại diện của người mẹ. Trên thân thể đại diện cho dạ dày. Đây là hướng chính Ngọ, thể hiện thời khắc của buổi trưa, lên đỉnh điểm nhưng cũng sẽ có lúc xuống dốc.
    Nhà hướng Tây Nam thể hiện mọi sự đều đủ đầy, chín chắn và không ngừng phát huy công hiệu. Hướng này tuy tốt nhưng cũng có lúc suy.
    Nhà hướng Tây Nam vượng (tốt) sẽ đem lại sức khỏe dồi dào, con cháu sung túc, tiền tài, sự nghiệp, giao tiếp thuận lợi và có lợi thế trong bất động sản.

    Nhà hướng Tây Nam suy (xấu) sẽ không có tài lãnh đạo, khó làm nên các sự nghiệp riêng, dễ mắc các bệnh về dạ dày, tiêu hóa hay đường ruột. Phụ nữ thì hay ốm đau, gia đình phiền phức và gây tổn thất bất động sản.
    ● Về công danh và sự nghiệp
    – Hướng tây nam vượng (tốt) thì những người sống trong căn nhà này sẽ làm việc siêng năng, cần cù và sẽ có được sự nghiệp riêng mang lại thành công rực rỡ sau này. Tinh thần phục vụ tốt sẽ có được sự tín nhiệm từ mọi người và ngày công việc ngày càng phát triển.
    – Hướng tây nam suy (xấu) sẽ gây nên tính lười biếng, hình thành thái độ tiêu cực dẫn đến khó có công ăn việc làm ổn định, không tạo được sự nghiệp riêng và người trong nhà có tính cố chấp, bảo thủ và thường xảy ra xung đột, mâu thuẫn với các thành viên khác và bạn bè. Gây nên khó khăn về kinh tế, bỏ việc giữa chừng và dễ bị mất của do tin người.

    ● Về sức khoẻ
    – Nếu phong thủy nhà ở hướng Tây Nam vượng thì sẽ có một sức khỏe tốt với chức năng tiêu hóa tốt, tinh thần tích cực, luôn trong trạng thái thoải mái và yêu đời. Vì vậy có sức chịu đựng và sức hoạt động rất tốt.

    – Nếu nhà ở của gia chủ được đặt theo phong thủy hướng Tây Nam suy thì các thành viên đều không có một sức khỏe tốt, dễ bị đau dạ dày, tinh thần bất an, không ổn định, thiếu nhẫn nại và tính kiên trì. Ngoài ra chính tinh thần bất an cũng dẫn đến bề ngoài già nua, nữ gia chủ thì dễ mắc phải bệnh kì lạ, khó chữa.

    ● Về gia đạo
    – Nếu phong thủy nhà ở hướng Tây Nam tốt thì gia đình hòa thuận, chung sống hạnh phúc. Mọi người tôn trọng lẫn nhau và đoàn kết cũng như gắn bó keo sơn máu thịt. gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Anh em tôn trọng lẫn nhau, đoàn kết và gắn bó, tình cảm hoà hợp.

    – Ngược lại, với phong thủy nhà ở hướng Tây Nam suy thì mọi thành viên sống trong nhà hay xảy ra mâu thuẫn, cuộc sống buồn tẻ, không hòa hợp về mọi thứ từ đó mất tình đoàn kết và gây những tổn thương, rắc rối trong nội bộ.

     

  • Nhà Hướng Đông Nam Và Những Điều Cần Biết

    Nhà Hướng Đông Nam Và Những Điều Cần Biết

    Nhà Hướng Đông Nam Và Những Điều Cần Biết
    Bạn đang tìm hiểu về nhà hướng Đông Nam? Vậy đừng bỏ qua bài viết sau đây để có cái nhìn sâu sắc nhất cũng như tìm hiểu về mặt tốt – xấu của hướng phong thủy này!

    Phong thủy nhà hướng Đông Nam tốt hay xấu?

    Xuất phát từ quy luật tự nhiên, ánh nắng buổi sáng chiếu từ hướng Đông Nam, tuy chỉ là những tia nắng nhỏ bé, yếu ớt, không đủ mạnh mẽ nhưng cũng là hướng mặt trời mọc.
    Hướng Đông Nam tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển, tràn đầy sức sống và cũng là sự khởi đầu tạo nên nhiều cơ hội thành công.

    Nhà Hướng Đông Nam những điều chưa biết
    Nhà Hướng Đông Nam những điều chưa biết

    Tuy vậy nhà hướng Đông Nam cũng rất giống với nhà hướng Tây Nam là đều có mặt suy và vượng.
    – Nhà hướng Đông Nam vượng: Sẽ đem lại sức khỏe dồi dào, ổn định, thể lực tốt. Có tiền đồ và công việc ổn định.
    – Nhà hướng Đông Nam suy: Sức khỏe kém, cuộc sống gia đình bất hòa, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, không gặp vận may, dễ tai nạn, cờ bạc và rượu chè.

    Nhà hướng Đông Nam ảnh hưởng như nào đến công danh, sự nghiệp?

    – Nhà hướng Đông Nam phong thủy vượng (tốt): Làm ăn sẽ gặp vận may, phát triển và gây dựng được công danh sự nghiệp. Quan hệ rộng, được người khác quý trọng và tạo dựng được lòng tin nên sẽ gặp được nhiều sự giúp đỡ. Đối với nữ gia chủ thì sự nghiệp thông, nghề nghiệp ổn định, dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp đặc biệt là công việc đối ngoại.
    – Nhà hướng Đông Nam suy (xấu): Không gặp may mắn trong chuyện làm ăn, công việc lục đục, hay thay đổi công việc. Không có tính kiên trì, tinh thần bất ổn nên không được người khác kính trọng và tin tưởng. Dẫn đến không tạo dựng được công danh sự nghiệp, dễ thất bại và nản trí.

    Nhà hướng Đông Nam ảnh hưởng như nào về gia đạo?

    – Nhà hướng Đông Nam vượng(tốt): Gia đình sẽ hòa thuận, các thành viên yêu thương nhau, đoàn kết và quan hệ với xóm giềng cũng tốt đẹp.
    Dù có thể không khá giả nhưng vẫn luôn vui vẻ, hòa thuận và hạnh phúc bên nhau.
    Nếu chưa có gia đình, nữ gia chủ có tính cách hiền lành, giao tiếp tốt, biết đối nhân xử thế và có sức hút khó cưỡng.
    – Nhà hướng Đông Nam suy(xấu): Gia chủ có tính cách không tốt, lười biếng, thích hưởng thụ, không tốt và không biết cảm thông.
    Vì không biết cách đối nhân xử thế nên khi gặp khó khăn không có ai giúp đỡ. Đối với thanh niên thì dễ bị các cám dỗ bủa vây, dễ bị ngã vào con đường tội lỗi.
    Cuộc sống hôn nhân thường trục trặc, hay xảy ra tranh chấp, rất khó tránh kết cục ly hôn hay ly thân. Nếu chưa có gia đình cũng khó kết hôn.

    Phong thủy nhà ở hướng Đông Nam tốt cho gia chủ

    Nhà hướng Đông Nam sao Bát Bạch Vương Tinh là sao chủ thiên về tài lộc và may mắn. Sinh sống trong nhà hướng Tây Nam sẽ có nhiều cơ hội về tiền bạc, dễ thăng chức, thuận lợi trong công việc. Sẽ được quý nhân phù trợ trong suốt cả năm.

    Giao tiếp tự tin, gặp thuận lợi trăm việc, tạo được thiện cảm và nhận được nhiều sự yêu mến của khách hàng, quan hệ rộng và may mắn đến bất ngờ.
    Đối với gia chủ là nữ sẽ sở hữu sự nghiệp tiến tới, nhận được tình cảm cũng như sự đánh giá cao của đồng nghiệp,đặc biệt là các công việc đối ngoại sẽ gặp thuận lợi vô cùng.

    Tuy nhiên nếu hướng nhà Đông Nam suy thì tình hình sẽ nghiêm trọng như mọi việc đều không được thuận lợi, sự nghiệp trì trệ, không gặp may mắn, giao tiếp kém.

     

     

  • Nhà Hướng Đông Bắc Và Những Điều Không Phải Ai Cũng Biết

    Nhà Hướng Đông Bắc Và Những Điều Không Phải Ai Cũng Biết

    Nhà Hướng Đông Bắc Và Những Điều Không Phải Ai Cũng Biết. Từ xa xưa việc chọn phong thủy khi xây nhà luôn được chú trọng và đây chính là yếu tố quyết định đến tính thẩm mỹ ngôi nhà cũng như những tiền tài, sức khỏe sau này của gia chủ

    Biểu trưng phong thủy Nhà hướng Đông Bắc

    Theo quan niệm của người xưa thì hướng nhà Đông bắc chính là tượng trưng của sự giao thoa giữa ban ngày và ban đêm, giữa âm và dương.
    Nó vừa có ý nghĩa là tiến lên nhưng cũng đồng thời là kết thúc và dừng lại.

    Nhà Hướng Đông Bắc và những điều chưa biết

    Hướng nhà Đông bắc cũng giống như hướng nhà Tây Nam và Đông Nam đều có suy và vượng.
    – Trong phong thủy nhà hướng Đông Bắc vượng thì cuộc sống gia đình đủ đầy, ấm no, gia đình đoàn kết, sống hòa thuận.
    Anh, em, bạn bè, họ hàng giúp đỡ, họ có quan niệm về tiện bạc rất đúng đắn, không lãng phí và sẽ được hưởng thành quả mỹ mãn.
    Ngoài ra còn có lợi từ bất động sản, được quý nhân phù trợ.

    – Trong phong thủy nhà hướng Đông Bắc suy thì ngược lại rằng nội bộ trong nhà bất hòa, ít qua lại với họ hàng, anh em không hòa thuận, gia vận ngày càng sa sút dẫn đến nhiều tổn thất về tiền của.
    Làm ăn dễ thất bại dẫn đến phá sản và bị lừa gạt khi kinh doanh bất động sản.

    Nhà hướng Đông Bắc có tốt không?

    Nhiều người khi chọn nhà hoặc xây nhà thì rất coi trọng chuyện tâm linh, điều này rất đúng và nên làm vì phong thủy là yếu tố hàng đầu quyết định đến những tài lộc, vận may mà sau này gia chủ sẽ nhận được.
    Theo quan niệm về phong thủy thì hướng Đông Bắc tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều yếu tố.
    Nếu hướng nhà không hợp tuổi vẫn có thể khắc chế được và vẫn sẽ đem lại tài vận đến cho gia đình.
    Sau đây là những đặc điểm cho thấy xây nhà hướng đông bắc tốt:
    – Hướng đông bắc cao, Tây Nam thấp.
    – Hướng đông bắc không có ao, hồ hoặc nước bẩn.
    – Hướng đông bắc không bị khuyết, lõm
    – Hướng đông bắc không có nhà bế
    – Hướng đông bắc tụ tập nhiều căn nhà thấp chỉ bằng một phần ba căn nhà của gia chủ.
    – Hướng đông bắc không có nhà vệ sinh.
    Nếu có được những đặc điểm trên thì quả nhiên là có lợi thế và khi đó nếu gia chủ xây nhà theo hướng Đông Bắc thì sẽ rất tốt và mang lại nhiều điều tốt đẹp như:
    – Cuộc sống sẽ hạnh phúc, viên mãn, trên hiền dưới thảo, tiền bạc đủ đầy và không quá quan niệm về chuyện tiền bạc.
    – Sự nghiệp gặp thuận lợi, nếu gia đình kinh doanh buôn bán thì cũng gặp nhiều may mắn.
    Tuy nhiên, nếu chọn phải hướng đông bắc xấu, sẽ đem lại nhiều điều tai hại và không có lợi cho gia chủ như:
    – Lục đục chuyện gia đình, vợ chồng dễ xảy ra xung đột, không có mối quan hệ khăng khít với họ hàng.
    – Gia vận sa sút, làm ăn bị thất bại, có thể bị lừa gạt dẫn tới phá sản. Gia vận sa sút, làm ăn thất bát, có thể bị lừa gạt dẫn tới phá sản.
    Tóm lại nếu chọn được hướng Đông Bắc tốt thì gia chủ sẽ có khả năng thích ứng với những thay đổi về thời tiết, đặc biệt hướng Đông Bắc cung cấp nguồn năng lượng vừa đủ để các thành viên luôn có được một sức khỏe tốt, giàu năng lượng.
    Ngoài ra tiền tài thì luôn đủ đầy mặc dù có thể không giàu nhưng không quan trọng quá vấn đề tiền bạc và luôn có một tinh thần sảng khoái.
    Tuy nhiên nếu nhà hướng Đông Bắc không tốt sẽ gặp phải những điều ngược lại như sức khỏe yếu kém, dễ mắc bệnh xương khớp, từ đó ảnh hưởng tới công việc, sự nghiệp và có những suy nghĩ tiêu cực.

    Nhà hướng Đông Bắc tốt hay xấu đối với sức khỏe của gia chủ?

    Theo quan niệm của nhiều người và các chuyên gia thì nhà hướng Đông Bắc tốt hay xấu còn phụ thuộc vào địa thế xung quanh ngôi nhà như đã nói ở trên.
    Các bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ địa thế xung quanh ngôi nhà để có thể xác định xem nên xây nhà theo hướng Đông Bắc hay không.

  • Kinh nghiệm chọn kích thước lỗ ban biển hiệu phù hợp với phong thủy

    Bạn đang có nhu cầu làm biển hiệu quảng cáo? Bạn cần phải chọn một kích thước lỗ ban biển hiệu sao cho đẹp và phù hợp với phong thủy? Sau đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về cách chọn kích thước lỗ ban biển hiệu chuẩn và ý nghĩa của các cung in trên thước lỗ ban nhé!

    Kích thước biển quảng cáo theo thước Lỗ Ban

    Một điều cần hết sức quan tâm đó là thông số làm bảng biển ngoài trời phải để ý tới chiều ngang và dọc, tiếp đến phải là tỉ lệ tương quan giữa hai chiều vào số âm và dương.
    Số âm chính là số lẻ còn số dương là những số chẵn.
    Ví dụ: Số âm 1, 1.5, 3, 5, 7, 103, 109,.. Số dương 2, 2.2, 2.4, 4, 6, 8, 10, 102, 108…
    nếu biển hiệu quảng cáo có chiều ngang là số chẵn thì chiều rộng chắc chắn phải là số lẻ. Với kích thước bảng hiệu ngoài trời đáp ứng quy chuẩn chăn lẻ có đủ âm, đủ dương thì như vậy mới cân bằng được về mặt phong thủy.
    Nếu trong trường hợp kích thước 1 chiều ngang hoặc dọc là số dương hoặc âm thì chiều còn lại phải là số âm hoặc dương, chỉ cần cộng trừ 1cm là đáp ứng được tiêu chí này.
    Cách tính hướng treo biển quảng cáo ngoài trời
    Chỉ nên treo biển cao 6m so với mặt đất nếu ở hướng Tây Nam

    Nếu treo cao quá thì mạch dương không tốt.

    Treo biển cao hơn các hướng khác nếu biển nằm ở hướng Đông vì đây là hướng đón nhận mặt trời tốt nhất.
    Treo biển ở độ cao trung bình nếu biển nằm ở hướng Đông – Nam vì nếu cao quá luồng khí tốt sẽ bị chặn lại.
    Có thể treo biển theo hướng Đông – Bắc, Tây Bắc, Tây để không vướng phải những điểm xấu, gây mất cân bằng trong phong thủy, không cản trở luồng khí tốt đến dẫn đến việc kinh doanh không gặp thuận lợi.

    Kich thước do lỗ ban đẹp
    Kich thước do lỗ ban đẹp

    Tuy nhiên khi treo biển hiệu theo quy luật ngũ hành Tương Sinh phải tránh những điều tương khắc và đảm bảo các yếu tố:
    – Treo thấp quá sẽ vướng tầm nhìn và cản trở luân chuyển khí
    – Không được treo biển hiệu lấp cửa chính hoặc cửa sổ
    – Màu sắc phải hợp tuổi, hướng khí lợi
    – Chất liệu làm biển phải bền
    – Hướng treo và độ cao phải phù hợp với phong thủy
    – Tránh làm biển hình tam giác, tròn, méo
    – Hình dáng nên cân đối thì mới cân bằng được âm – dương

    Thước lỗ ban dùng để đo kích thước bảng hiệu

    Hiện nay có 3 loại thước lỗ ban với những kích thước khác nhau, dùng trong những mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên loại thước lỗ ban đo biển hiệu là loại thước 52,2,cm
    Thước lỗ ban loại 38.8cm: Còn gọi là Âm Phần, loại thước này dùng để đo kích thước lăng mộ, kệ, tủ,.. nói chung là đo kích thước âm trạch.
    Mỗi loại kích thước sẽ có những cung bậc được xác định nghiêm ngặt, đòi hỏi người sử dụng phải cẩn trọng nếu không thì sẽ tai bay vạ gió.
    Thước lỗ ban loại 42,9cm: Còn gọi là Dương Trạch để đo nội thất bên trong nhà như các đồ vật.
    Thước lỗ ban loại 52,2cm: dùng để đo kích thước rỗng thông thuỷ
    Kích thước thông thủy: Đây là khoảng cách giữa 2 cạnh đối diện nhau, thường dùng trong xây dựng công trình, nhà cửa, nội thất.
    Để đo diện tích thông thủy thì chúng ta cần dùng loại thước lỗ ban 52,2cm. Khi đo đạc thì sẽ dựa vào kích thước của khoảng trống này để tính kích thước thông thủy.
    Trong thiết kế bảng quảng cáo ngoài trời thì kích thước này sẽ được tính là kích thước lọt lòng của bảng, không bao gồm viền 2 bên, trên dưới.
    Kích thước phủ bì: là kích thước tính từ mép này đến mép cùng bên kia bao gồm cả khung bao. Bao quát tổng thể diện tích được tính, với bảng quảng cáo là tính từ 2 biên xa nhất bao gồm khung bao.

  • Kích thước lỗ ban bàn thờ chuẩn theo phong thủy

    làm thế nào để chọn Kích thước lỗ ban bàn thờ chuẩn theo phong thủy. Bàn thờ là nơi để thờ phụng trong nhà, thể hiện sự tâm linh cũng như lòng tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và những người đã khuất. Bàn thờ đẹp theo phong thủy phải có kích thước chuẩn . Sau đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu về kích thước lỗ ban bàn thờ hợp phong thủy nhé!

    Bảng kích thước lỗ ban bàn thờ chuẩn theo phong thủy

    Kích thước bàn thờ chuẩn còn phụ thuộc vào các yếu tố như không gian nhà cửa, nhu cầu hoặc sở thích của mỗi gia chủ sẽ khác nhau.
    Nếu không gian thờ nhỏ thì bàn thờ cũng phải nhỏ, tuy nhiên kích thước ban thờ thông thường có chiều rộng 0,68m và chiều cao 1,72m.. chiều dài 1,53m.
    Ngoài những yếu tố như không gian phòng thờ, hướng thờ đúng phong thủy, cách bài trí đồ bỏ trên bàn thờ ra sao thì vấn đề kích thước bàn thờ theo phong thuỷ rất cần chú trọng.
    Nên lưu ý đến chiều cao của bàn thờ vì đây được xem là yếu tố quan trọng. Chiều cao của bàn thờ sẽ được tính từ mặt sàn nhà tới vị trí mép trên đỉnh đầu của bàn thờ

    Kích thước lỗ ban bàn thờ chuẩn
    Kích thước lỗ ban bàn thờ chuẩn

    Tìm hiểu về thước lỗ ban, các kích thước lỗ ban bàn thờ chuẩn

    Là dụng cụ dùng trong lĩnh vực xây dựng bao gồm nhà cửa, lăng mộ. Không giống như những loại thước thông thường khác mà loại thước này chỉ được sử dụng để đo đạc các yếu tố liên quan đến phong thủy, tâm linh. Giúp xác định kích thước chuẩn và đem nhiều vận khí tốt, tài lộc đến cho gia chủ.
    Vì vậy khi xây dựng nhà cửa thì việc xem kích thước như thế nào cho hợp phong thủy để mang lại những điều may mắn và xua đuổi tà khí xấu luôn được người Việt quan tâm.
    Và chính vì vậy mà thước lỗ ban là sự lựa chọn hoàn hảo trong phong thủy.

    Các loại thước lỗ ban xem kích thước lỗ ban bàn thờ chuẩn

    Với sự phát triển của khoa học – công nghệ hiện nay thì thước lỗ ban cũng được cải tiến thành nhiều loại khác để phục vụ cho những nhu cầu sử dụng khác nhau.
    Thước lỗ ban được sử dụng rộng rãi để đo bàn thờ, bàn ghế, nhà cửa, bếp,… Chuyên gia phong thủy, các thầy cúng, người dân, thợ xây,… đều có thể sử dụng nó để đo đạc những yếu tố liên quan đến phong thủy.
    Có 3 loại thước lỗ ban được ưa chuộng và sử dụng chính hiện nay là loại 52,2 cm (thông thủy), 42,9cm dùng để xây nhà, 38,8cm dùng để đo mộ, bàn thờ.
    Sử dụng thước lỗ ban như thế nào?
    Mục đích sử dụng của các loại thước lỗ ban này khác nhau cho nên cách sử dụng chúng cũng khác nhau.
    1. Thước Lỗ Ban 52.2cm (Thông Thủy)
    Loại thước này mục đích sử dụng đúng với tên gọi của nó đó là dùng để đo khoảng không thông thủy. Ví dụ như đo kích thước lỗ ban cửa đi, cửa sổ, chiều cao tầng trên, giếng,…
    Thước lỗ ban này có chiều dài là 520mm.
    2. Thước 42,9cm dùng trong khối xây dựng
    Chiều dài chính xác của thước Lỗ Ban này là 429mm, được chia thành 8 cung lớn: Theo thứ tự từ cung Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Nạn, Hại, Mạng. Mỗi cung lớn dài 53,625mm. Cung lớn sẽ được phân chia thành 4 cung nhỏ và mỗi cung nhỏ dài 13,4mm.
    Loại thước này dùng trong việc đo đạc bếp, cấp bậc,… khi xây nhà.
    3. Thước Lỗ Ban 38.8cm (Âm Phần)
    Thước 38,8cm hay 39cm dùng trong việc đo đạc đồ nội thất, âm phần như bàn thờ, tủ, mộ,…
    Thước này có chiều dài là 390mm, được chia làm 10 cung lớn: theo thứ tự Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa, Quan, Tử, Hưng, Thất, Tài. Mỗi cung lớn dài 39mm, mỗi cung lớn lại được chia ra làm 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 9,75mm. Khi dùng thước, thấy thước nào có 10 cung lớn với tên như trên (Đinh, Hại, Vượng, Khổ…) thì đó là thước Lỗ Ban 38,8cm.

  • Kích thước lỗ ban bàn làm việc hợp phong thủy

    Kích thước lỗ ban bàn làm việc hợp phong thủy

    Kích thước lỗ ban bàn làm việc. Một chiếc bàn làm việc đúng chuẩn phải đáp ứng được nhiều yếu tố như tính thẩm mỹ, độ bền cũng như chức năng. Ngoài ra, một yếu tố không thể bỏ sót chính là kích thước, nó đảm bảo cho bạn một khuôn khổ kích thước chuẩn nhất, giúp bạn thoải mái và có thể thư giãn ngay trên chiếc bàn làm việc của mình.
    Dưới đây là tiêu chuẩn kích thước lỗ ban bàn làm việc chuẩn nhất, đã được nghiên cứu để giúp bạn nhanh chóng sở hữu được góc làm việc tuyệt vời!

    Nguyên tắc chọn kích thước lỗ ban bàn làm việc hợp phong thủy

    Có bao giờ bạn đồng ý mua một chiếc bàn làm việc đẹp nhưng lại gặp bất tiện về việc sử dụng chưa?
    Nếu bạn mua nó về chỉ để cho vui cửa vui nhà, hay nói cách khác là trang trí cho đẹp mắt thì chúng ta sẽ không nói đến.
    Khi mua bàn làm việc thì các bạn cần quan tâm đến kích thước hơn là tính thẩm mỹ, bởi đó chính là một trong những ứng dụng tuyệt vời của bộ môn công thái. Chiếc bàn làm hợp tiêu chuẩn phải được thiết kế dựa theo những nguyên tắc chung như sau: :

    Kích thước lỗ ban bàn làm việc chuẩn
    Kích thước lỗ ban bàn làm việc chuẩn

    Sử dụng hợp lý: Một chiếc bàn dù có đẹp, mang tính thẩm mỹ nhưng hầu như hoàn toàn vô dụng, không đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu cần có ở một chiếc bàn thì coi như là vứt đi.
    Chiếc bàn tốt thì phải luôn đảm bảo độ chắc, tính ổn định cũng như sự hữu dụng cho người dùng.
    Tính linh hoạt: Tính linh động đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết kế bàn làm việc.
    Chẳng hạn như một chiếc bàn tháo lắp dễ dàng sẽ giúp bạn có thể cất nó gọn gàng trong không gian chật hẹp của căn nhà hoặc vận chuyển bằng xe máy cũng rất dễ dàng.
    Sử dụng đơn giản và trực quan: Một chiếc bàn đẹp không cần phải lòe loẹt với nhiều màu sắc, thiết kế càng đơn giản thì càng tốt. Một số màu sắc như vàng nhạt, màu kem, be, màu nâu gỗ cũng rất được ưa chuộng và giúp người dùng luôn có cảm giác muốn ngồi vào đó làm việc
    Thông tin cảm quan: Thiết kế truyền thông tin cần thiết một cách hiệu quả cho người sử dụng, bất kể điều kiện môi trường xung quanh hay cảm giác của người dùng.
    Giảm thiểu nguy cơ rủi ro: Các mẫu bàn cần thiết kế mang lại sự an toàn cho người sử dụng.
    Giảm tải hoạt động cơ thể: Các thiết kế có thể được sử dụng một cách hiệu quả và thoải mái, tránh mang lại sự mệt mỏi cho người sử dụng. Cần bố trí đồ dùng nội thất sao cho phù hợp giúp di chuyển dễ dàng.
    Cung cấp điều kiện chiếu sáng tốt: Để mang lại không gian làm việc tốt, hiệu quả thì ánh sáng đóng góp một phần quan trọng.
    Mặt bàn làm việc càng thông thoáng thì càng tốt.
    Các kích thước bàn làm việc tiêu chuẩn
    Có rất nhiều kích thước bàn làm việc được các nhà nghiên cứu đưa ra, giúp đảm bảo cho người ngồi một tư thế thoải mái và thuận lợi nhất.
    Hạn chế tối đa những tổn thương trong quá trình làm việc, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc. Kích thước tiêu chuẩn 1200x600x750 (mm) là một kích thước chuẩn được các KTS nghiên cứu.

    1. Chọn kích thước lỗ ban bàn làm việc hợp phong thủy | Chiều cao chuẩn của bàn làm việc

    Một chiếc bàn làm việc có chiều cao phù hợp sẽ mang lại sự thoải mái và sự thuận tiện khi làm việc, ngoài ra còn tránh được những bệnh liên quan đến cột sống.
    Nếu bàn làm việc quá thấp thì người sử dụng phải khom lưng, còn nếu cao thì phải ưỡn lưng rất mệt mỏi.
    Do đó, cần thiết kế một chiếc bàn làm việc có chiều cao phù hợp.
    Chiều cao chuẩn của chiếc bàn làm việc là 750mm, con số này còn rất phù hợp trong phong thủy.

    2.Chọn kích thước lỗ ban bàn làm việc hợp phong thủy | Chiều dài chuẩn của bàn làm việc

    Bàn làm việc thường có chiều dài rơi vào khoảng 0,8 m đến 1m6, như vậy sẽ đủ tiêu chuẩn để một người có thể làm việc thoải mái.

    3.Chọn kích thước lỗ ban bàn làm việc hợp phong thủy | Chiều sâu chuẩn của bàn làm việc

    Như đã nói ở trên kích thước cánh tay con người rơi vào khoảng 50 – 70 cm nên chiều sâu tối đa của bàn làm việc sẽ là 700mm.

    4.Chọn kích thước lỗ ban bàn làm việc hợp phong thủy | Khoảng cách chừa giữa các bàn làm việc

    Khoảng cách hợp lý giữa 2 dãy bàn làm việc là 1800 để khi 2 người ngồi 2 bên ngồi giãn ra hết cỡ thì người muốn đi vô phía trong vẫn len qua được giữa 2 hàng ghế ngồi mà không bị vướng.
    Chọn kích thước lỗ ban bàn làm việc sao cho hợp phong thủy?
    Thước lỗ ban thường được sử dụng trong đo đạc xây dựng nhà cửa, đồ nội thất, đặc biệt là bàn làm việc. Chiều dài của thước là 0,52m, chia thành 8 cung lớn theo thứ tự từ cung Qúy nhân đến cung Tể tướng, mỗi cung dài 65mm.
    Hiện nay có 3 loại thước chính, mỗi loại sẽ có những mục đích sử dụng khác nhau. Nhưng loại thước 42,9cm chính là dòng thước lỗ ban được dùng để đo bàn làm việc.
    8 cung có thứ tự từ trái sang phải là: Tài – Bệnh – Ly – Nghĩa – Quan – Kiếp – Hại – Bản. Sau 42,9 cm chu kỳ này lại lặp lại. Dựa vào quy tắc này, bạn có thể dễ dàng thuộc cách tính. Mỗi cung sẽ có những ý nghĩa riêng biệt. Dựa vào ý nghĩa trên các cung mà người ta có thể đo đạc và đưa ra một số liệu kích thước cụ thể hợp phong thủy cho bàn làm việc.

  • Chọn Nhà Hướng Tây Bắc Thế Nào Để Hợp Tuổi?

    Chọn Nhà Hướng Tây Bắc Thế Nào Để Hợp Tuổi? Theo quan niệm của các nước phương Đông thì trước khi quyết định mua hoặc xây dựng một ngôi nhà thì việc đầu tiên gia chủ làm đó là đi xem hướng nhà và xem có hợp tuổi với mình không.
    Tuy nhiên để chọn được tuổi hợp cũng rất khó bởi hướng nhà đa số phụ thuộc vào diện tích và địa thế xung quanh ngôi nhà.
    Vì vậy cũng không nên đặt nặng vấn đề chọn hướng nhà và bắt buộc phải theo một hướng nào đó để hợp với tuổi tác trong khi thế đất đã không phù hợp để xây theo hướng đó. Và thực chất không có hướng nào không hợp với các tuổi cả.

    Chọn Nhà Hướng Tây Bắc Thế Nào Để Hợp Tuổi?
    Chọn Nhà Hướng Tây Bắc Thế Nào Để Hợp Tuổi?

    Chọn nhà hướng Tây Bắc hợp tuổi.

    Phương pháp chọn hướng nhà tốt nhất là căn cứ vào đặc điểm bát tự, mệnh, tuổi của chủ nhân để quyết định.
    Hướng Tây Bắc thuộc Tây Tứ Trạch nên hợp với người thuộc Tây Tứ Mệnh, nếu người Đông Tứ Mệnh chọn nhà hướng này thì không đúng và hơi sai, tuy không xấu nhưng không thuận theo phong thủy.
    Hướng Tây Bắc đại diện cho nam tính, khi bố trí phòng ngủ nên chọn hướng Tây Bắc cho người đàn ông để nâng đỡ toàn gia và cuộc sống gia đình hòa thuận, hưng vượng.
    Tuy nhiên hướng nhà Tây Bắc cũng có khuyết điểm giống như các hướng nhà khác vì vậy chủ nhân cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định phù hợp.
    Hướng Tây Bắc vượng (tốt) là gia chủ sẽ có khả năng lãnh đạo, tạo dựng được niềm tin và được nhiều người yêu mến, quý trọng.
    Ngoài ra, nhà hướng Tây Bắc được coi là thỏi nam châm hút tài lộc. Nếu đang sử hữu một ngôi nhà có hướng Tây Bắc thì đường công danh của bạn sẽ luôn rộng mở và tiền tài thì dồi dào.
    Một ngôi nhà hướng Tây Bắc sẽ luôn ngập tràn ánh sáng, không bị nóng và bí bách như hướng Tây.

    Những lợi thế khi sở hữu nhà hướng Tây Bắc?

    ● Đối với sự nghiệp
    – Hướng nhà Tây Bắc vượng (tốt): Người sống trong ngôi nhà có hướng Tây Bắc hợp sẽ có một sự nghiệp rạng rỡ, nhiều tiền tài, năng lượng luôn dồi dào và không bao giờ ngại khó khăn. Được mọi người kính trọng và tín nhiệm.
    Nếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì cũng sẽ gặp nhiều thuận lợi, có uy quyền, lãnh đạo và tinh thần sáng suốt. Có khả năng tiến xa và tạo dựng danh tiếng vẻ vang trong xã hội, tích lũy được nhiều tài sản.

    – Hướng nhà Tây Bắc suy (xấu): Sẽ có cuộc sống khó khăn, không có ý chí nên dẫn đến buôn bán và kinh doanh thua lỗ.
    ● Đối với sức khỏe
    – Hướng Tây Bắc vượng: Đem đến sức sống dẻo dai, bền bỉ. Phổi và các cơ quan lục phủ ngũ tạng đều tốt, đầu óc nhạy bén, thông minh. Khi bước vào thời tuổi trung niên sức khỏe vẫn tốt và tâm lý ổn.
    – Hướng nhà Tây Bắc suy: Sẽ không có được sức khỏe tốt và dễ mắc các bệnh liên quan đến tim, phổi, tinh thần không tốt, uể oải và không phấn chấn.
    ● Hôn nhân, gia đình
    – Hướng nhà Tây Bắc vượng: Gia đình, vợ chồng con cái hòa thuận, luôn yêu thương và bao bọc lẫn nhau. Không xảy ra những mâu thuẫn riêng và luôn được người đời kính nể.
    – Hướng nhà Tây Bắc suy: Vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn nhỏ nhặn, sẽ không có được hạnh phúc và không hòa thuận trong hôn nhân.